Nhóm sinh viên FPT đã nghiên cứu và phát triển máy pha chế đồ uống Barista gồm hai hệ thống chính là phần cứng - máy pha chế) và phần mềm ứng dụng điều khiển chạy trên điện thoại thông minh Android. Hai hệ thống kết nối với nhau qua Bluetooth, cho phép người dùng gửi đi yêu cầu pha một loại đồ uống tự chọn hoặc theo công thức có sẵn.
Phần cứng là thiết kế quan trọng của bộ sản phẩm này. Được làm từ mika và nhựa trong, các máy bơm nguyên liệu có cảm quan thân thiện và khá đẹp mắt. Thành viên Hoàng Anh chia sẻ: “Nhóm dùng 5 loại linh kiện chính để tạo nên phần cứng của sản phẩm: Vi điều khiển, 6 máy bơm mini tốc độ 1,5 - 2 lít/ phút nối với 6 bình chứa nguyên liệu, mô-đun rơ le 8 kênh, mô-đun bluetooth và bộ chuyển đổi nguồn điện”.
Người dùng sẽ điều khiển phần cứng của máy qua một ứng dụng chạy trên hệ điều hành Android. “Bạn có thể tùy chọn pha một ly cocktail theo 10 công thức có sẵn trong ứng dụng hoặc sáng tạo loại đồ uống của riêng mình bằng cách hòa trộn tỷ lệ nguyên liệu khác nhau. Thông qua bộ vi xử lý, yêu cầu của người dùng được gửi tới phần cứng. Nếu phần cứng không đáp ứng được, thông báo sẽ gửi đến người dùng qua điện thoại", sinh viên Thái Dương, thành viên nhóm đồ án cho biết.
" alt=""/>Sinh viên FPT sáng tạo máy pha chế đồ uống điều khiển bằng smartphoneVề con số cụ thể, báo cáo chỉ ra tỉ lệ báo lỗi của người dùng iPhone trong quý IV/2016 lên đến 62% trong khi người dùng Android chỉ là 47%. Trong số này, iPhone 6 bị xem là thiết bị dính nhiều lỗi nhất trong các model iPhone.
“iPhone 6 có độ ổn định tệ nhất trong 4 quý liên tiếp với tỉ lệ gặp lỗi cao nhất so với các model khác”, báo cáo này viết. Con số này lần lượt là 25% vào quý I, 29% vào quý II, 13% vào quý III và 15% vào quý IV.
Điều này không gây bất ngờ bởi trong vài tháng qua, iPhone 6 là cái tên được nhắc đến rất nhiều với lỗi màn hình cảm ứng có tên gọi Touch Disease. Cuối năm ngoái, một lượng lớn người dùng iPhone 6, 6 Plus gặp hiện tượng màn hình của họ bị liệt hoặc loạn.
" alt=""/>iPhone gặp lỗi nhiều hơn điện thoại Android